Có thể nói, gỗ xoan mộc là một vật liệu gỗ phổ thông được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế thất. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết nhiều về gỗ xoan mộc. Vậy hãy cùng Nhà Gỗ Nguyễn Gia khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về loại gỗ này.
Gỗ xoan mộc là gỗ gì?
Gỗ xoan mộc lấy từ cây xoan mộc hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như Cáng Lò, sepeli, sapele,…Ngoài ra còn có tên khoa học là Toona Febrifuga Roen là cây thực vật có hoa thuộc họ xoan.
Cây xoan mộc
Cây xoan mộc có thân tròn trắng, vỏ ngoài nhẵn có màu hồng nâu, vân khá đẹp nên được ứng dụng làm đồ nội thất với nhiều kiểu dáng khác nhau.

Nguồn gốc – xuất xứ
Theo như tìm hiểu của chúng tôi, cây xoan đào có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Lào, Malaysia, Indonesia,..
Phân bố
Nói về phân bổ, cây xoan đào thường mọc rải rác ở những rừng nguyên sinh và thứ sinh. Tại Việt Nam cây gỗ xoan mộc thường tập trung ở những tỉnh miền núi phía Bắc. Cụ thể có tại: Lạng Sơn, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Lai Châu,…Ngoài ra còn có ở một số khu vực tại Tây Nguyên như: Kon Tum, Lâm Đồng. Ở khu vực Đông Nam Trung Bộ sẽ tập trung nhiều ở Bình Thuận và Đồng Nai.
Đặc tính sinh học
- Cây xoan mộc thường có chiều cao trung bình từ 20 – 25cm, đường kính thân gỗ từ 40 – 60cm và được cho là có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
- Vỏ cây tương đối nhẵn và có màu tro hoặc nâu hơi bạc. Khi cây trưởng thành, vỏ sẽ bắt đầu nứt nhẹ dọc theo thân cây, sau đó bong tróc thành những mảnh nhỏ. Đặc biệt bỏ cây có nhiều bì, dày với màu nâu nhạt.
- Phần thân khá thẳng và có nhiều nhánh nhỏ ở xung quanh.
- Khi ra hoa thường mọc thành từng chùm ở nách lá. Hoa màu vàng, có 5 cánh và phủ lông mềm bên trên.
- Quả xoan đào sẽ chuyển từ xanh sang màu nâu nhạt khi chính. Và chỉ ra quả vào tầm tháng 8 đến tháng 9.
Gỗ xoan mộc thuộc nhóm mấy?
Cây gỗ xoan mộc thuộc nhóm VI trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam. Như vậy xoan mộc sẽ cùng loại với các cây gỗ khác như: Gỗ bạch đàn liễu, bạch đàn đỏ, bứa lá thuôn, bạch đàn trắng, chẹo tía,…Đặc điểm chung của loại gỗ này chính là có trọng lượng nhẹ, sức chịu đựng kém, rất dễ bị mối mọt và dễ chế biến trong quá trình sản xuất.
Gỗ xoan mộc có tốt không?
Về tổng quan, gỗ xoan mộc cũng là loại gỗ xoan có giá trị kinh tế cao và là loại gỗ tốt bởi vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật sau đây:
- Màu gỗ đẹp: Phần gác và lõi có màu sắc khác nhau. Tron khi giác màu vàng nhạt thì lõi sẽ có màu vàng nâu khá đẹp.
- Mùi hương: Xoan đào có mùi hương thơm dễ chịu, an toàn cho người dùng.
- Tính thẩm mỹ cao: Vân gỗ bên trong xếp thành từng lớp giống như những sóng gợn.
- Gỗ khá mềm dễ cho việc chế biến thành nhiều kiểu dáng khác nhau.

Cách nhận biết gỗ xoan mộc
- Dựa vào màu sắc vân gỗ: màu hồng nhạt, vân rõ nét và thường xếp chồng lên nhau.
- Trọng lượng khá nhẹ
- Giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ khác
Giá gỗ xoan mộc
Hiện nay gỗ ghép xoan mộc là loại được sử dụng rộng rãi nhất trong việc sản xuất đồ nội thất, sàn nhà, ván gỗ,…Một tấm gỗ ghép có kích thước 1.220 x 2.440cm cho từng loại sẽ có giá như sau:
- Loại 10MM – A: 440.000 VND/tấm
- Loại 10MM – B: 425.000 VND/tấm
- Loại 10MM – C: 260.000 VND/tấm
- Loại 12MM – A: 510.000 VND/tấm
- Loại 12MM – B: 485.000 VND/tấm
- Loại 12MM – C: 425.000 VND/tấm
- Loại 15MM – A: 585.000 VND/tấm
- Loại 15MM – B: 565.000 VND/tấm
- Loại 15MM – C: 480.000 VND/tấm
- Loại 17MM – A: 645.000 VND/tấm
- Loại 17MM – B: 625.000 VND/tấm
- Loại 17MM – C: 530.000 VND/tấm

Trong đó:
- Loại A: Có tiêu chuẩn cao nhất, các sản phẩm gỗ loại A đảm bảo đẹp tuyệt đối. Không có các mắt chết màu đen, đối với mắt còn sống chỉ còn một vài mắt nhỏ không đáng kể, mật độ cũng không vượt quá 3 – 5 mắt/m2.
- Loại B: Có tiêu chuẩn trung bình. Bên trên bề mặt ván có thể xuất hiện các mắt chết đen. Mật độ chỉ dưới 5 mắt chết/m2 và kích thước mắt không quá 3mm.
- Loại C: Có tiêu chuẩn thấp. Đối với loại gỗ ghép này không có nhiều yêu cầu, chỉ cần bề mặt láng, mịn, không xuất hiện lồi lõm là đạt tiêu chuẩn.
Ứng dụng của gỗ xoan mộc
Như đã chia sẻ trong bài viết loại gỗ này khá mềm nên ít được sử dụng trong việc làm nhà gỗ, cửa. Thay vào đó sẽ được sử dụng làm những đồ nội thất như: bàn ghế, tủ bếp, sàn, giường ngủ, ốp tường,…



Kết luận
Qua bài viết này, Nhà Gỗ Nguyễn Gia hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về gỗ xoan mộc cũng như các ứng dụng của nó. Nếu bạn muốn biết thêm về nhiều loại gỗ tự nhiên khác hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Xem thêm :