Nhà chữ Đinh là một trong những kiểu nhà truyền thống rất được yêu thích tại Việt Nam. Để hiểu hơn về thiết kế, đặc điểm và ý nghĩa của nhà chữ đinh hãy cùng Nhà Gỗ Nguyễn Gia khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm :
- Top 5 mẫu hoa văn nhà gỗ cổ đẹp nhất hiện nay
- Lễ cất nóc là gì? Cần chuẩn bị gì khi làm lễ cất nóc?
- Lễ phạt mộc là tục lệ trước khi làm gì? Những điều cần lưu ý
Nhà chữ đinh là gì?
Tên gọi nhà chữ đinh bắt nguồn vào kiểu xây nhà theo hình chữ “đinh” trong Hán Tự. Căn nhà sẽ được thiết kế nằm ngang với 1 nhà trên và 1 nhà ở dưới. Trong đó:
- Căn nhà dưới thiết kế nằm xuôi
- Căn nhà trên thiết kế ngay.
- Đôn của hai căn nhà được dựng thẳng góc với nhau giống hình chữ Đinh.
Nhà hình chữ đinh không bị gò bó trong một thiết kế mà có nhiều kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của chúng đều là hình khối đối xứng và giống với nét chữ “đinh” trong Hán Tự.
Nhà chữ đinh Nam Bộ
Nhà hình chữ đinh Nam Bộ mang đậm dấu ấn của người quê miền Trung. Đặc điểm thiết kế:
- Căn nhà bao gồm một nhà trên, nhà dưới vuông góc với nhau tạo thành 3 gian 2 chái. Kiểu nhà này rất phổ biến ở khu vực Nam Bộ. Đi đến đâu bạn cũng có thể bắt gặp nhà đinh.
- Phần cửa cái của nhà trên được trổ ở chiều dài của ngôi nhà. Trong khi đó cửa cái của nhà dưới sẽ ngược lại. Ngoài ra cửa trên và cửa dưới đều mở theo cùng 1 hướng tạo sự hài hòa cho cả căn nhà.
- Phần nhà trên thường được sử dụng làm nhà thờ cúng tổ tiên.
Phân loại nhà chữ đinh
Hiện nay nhà thiết kế chữ đinh có nhiều thiết kế khác nhau nhưng đều được xếp vào 2 loại. Cụ thể
Nhà chữ đinh xưa
Kiểu nhà này thường xây dựng dựa vào các vật liệu xây dựng truyền thống. Phần mái ngói hai tầng dày chồng lên nhau vừa mang tính thẩm mỹ và hỗ trợ cách nhiệt tốt và hạn chế việc mưa dột.
Mái nhà sẽ được thiết kế nghiêng một góc từ 20 đến 30 độ để tăng khả năng chống chọi với mưa bão. Đảm bảo công trình luôn vững chắc và không bị hư hại do thời tiết xấu gây nên.
Đối với kiểu nhà truyền thống này, hệ thống cột chính và dãy cột phụ dùng để nâng đỡ căn nhà rất được chú trọng. Cột phải được dựng thành đông hậu, đông tiền, tâu hậu, tây tiền tạo nên căn nhà 3 gian 2 chái.
Nhà hiện đại theo chữ đinh
Kiểu nhà hiện đại theo hình chữ đinh là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nét truyền thống nhưng vẫn mang hơi thở đương thời. Căn nhà thường được nâng cấp lên 3 tầng và sử dụng nhiều chất liệu hiện đại như: Gạch sứ, bê tông, cốt thép, mái hiên thép,…
Đặc điểm kiến trúc nhà chữ đinh
Để hiểu rõ hơn về kiểu nhà thiết kế hình chữ đinh hãy cùng xem qua một vài đặc trưng chính dưới đây:
- Một căn nhà truyền thống theo kiểu chữ đinh sẽ gồm 2 căn chủ đạo là nhà chính và nhà phụ hay còn gọi là nhà trên hoặc nhà dưới.
- Phần nhà chính theo kiến trúc nhà 3 gian nằm ngang, nhà phụ được nối với nhà chính bằng các mái ngang hoặc lối đi 1 bên hông.
Công năng nhà chữ đinh
- Không gian nhà trên: Thường được ưu tiên có diện tích rộng và thường là vị trí quan trọng. Ngoài ra còn được thiết kế theo kiểu nhà 3 gian 2 chái. Trong đó gian giữa thường làm nơi thờ cúng phật, hai bên còn lại thờ cúng ông bà, cha mẹ. Về bố trí nội thất bên trong nhà thường được đặt một bộ bàn ghế chính giữa, hai bên được đặt bộ phải hoặc đi văng.
- Không gian nhà dưới: Thường là nơi các thành viên trong gia đình sinh hoạt bao gồm: Không gian nhà bếp, phòng khách tiếp đón họ hàng, mọi người sang chơi.
- Phía trước thường được thiết kế sân vườn rộng.
Ý nghĩa nhà chữ đinh
Xét về phong thủy, nếu nhà thiết kế theo chữ đinh có kích thước và hình dáng sẽ có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ nhà được thiết kế nở hậu giống như một chiếc hình hồ lô thường mang hút may mắn, tài lộc. Do đó rất nhiều người mong muốn sở hữu ngôi nhà nở hậu để có nhiều may mắn và tài vận. Vì thế thường được xây dựng làm nhà thờ, đình, chùa,…
Nhưng nếu phần loe ra quá lớn sẽ khiến đất bị khuyết hãm nhiều hoặc phần tâm đất lấn sang nhà khác lại mang lại điều xấu vì thế thường là điều cấm kỵ khi xây nhà.
Nhà chữ đinh tốt hay xấu?
Theo như đánh giá của chúng tôi, nhà truyền thống hay hiện đại thiết kế theo kiểu chữ đinh đều tốt vì có nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
- Thiết kế nhà hình chữ đinh tạo nên sự độc đáo mang đậm nét truyền thống.
- Không gian thoáng mát, tươi trẻ nhưng vẫn có nét cổ lính.
- Vật liệu xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu truyền thống như ngói, gỗ, tre,..tạo cảm giác thân thuộc, thoải mái.
Có nên xây nhà chữ đinh không?
Việc lựa chọn có nên xây nhà hình chữ đinh hay không phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Nếu như bạn yêu thích lối kiến trúc cổ, cần đến sự mộc mạc và gần gũi thì nhà gỗ chữ đinh là một lựa chọn hoàn hảo.
Lưu ý khi xây nhà chữ đinh
Để có được căn nhà ưng ý bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
- Xác định diện tích xây nhà để thiết kế nhà hình chữ đinh phù hợp. Nên xây dựng trên diện tích rộng và có nền đất bằng phẳng và nằm ở vị trí thuận lợi.
- Trong trường hợp có quỹ đất nhỏ nên thay đổi một vài chi tiết về các tầng thềm, bố trí lại không gian và công năng sử dụng sao cho phù hợp hơn.
Vật liệu xây nhà chữ đinh
Về vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, gạch men, ngói. Để phù hợp hơn với thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí phần ngói thường được thay thế bằng tôn, gạch sứ, đã.
Đối với nhà chữ chữ đinh hiện đại thường đơn giản so với nhà theo kiểu chữ đinh truyền thống. Đối với các kiến trúc cổ thường được xây dựng cầu kỳ với cách lợp ngói âm vào mùa đông, mát vào mùa hè và thường được sử dụng một lượng lớn gỗ. Vì thế bạn sẽ thường bắt gặp những căn nhà gỗ chữ đinh lớn ở các đình, chùa, đền.
Kiểu kiến trúc nhà gỗ cổ chữ đinh thường có tuổi thọ cao lên đến hàng trăm năm. Nổi tiếng nhất có thể kể đến chính là ngôi nhà cổ 100 cột ở miền Tây. Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm những vẫn giữ được lối kiến trúc cổ, từng nét chạm trổ trên từng khúc gỗ.
Mẫu nhà chữ đinh đẹp
Kết luận
Như vậy bài viết đã chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan đến nhà chữ đinh. Hy vọng rằng đã giúp cho bạn hiểu hơn về kiến trúc nhà cổ này. Đừng quên theo dõi Nhà Gỗ Nguyễn Gia để biết thêm nhiều thiết kế nhà cổ truyền trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm :