Thiết kế và bố cục của một ngôi nhà luôn là yếu tố quan trọng được nhiều gia chủ quan tâm. Đặc biệt, kết cấu của phần mái được thiết kế như thế nào để vừa đảm bảo độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ là một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Bên cạnh đó, việc tính toán rui mè lợp ngói hợp lý còn giúp gia chủ tiết kiệm chi phí thi công. Vậy hãy theo chân Nhà Gỗ Nguyễn Gia tìm hiểu về vật liệu này và cách tính toán trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

Rui mè là gì?

Đối với những người làm công trình có lẽ rui mè không còn là khái niệm quá xa lạ. Thực chất đây là những thanh xà gỗ có độ đền cao, khả năng chịu lực tốt và có độ cứng lý tưởng. Vật liệu này được sử dụng nhằm tạo nên kèo lợp mái nhờ vào sự liên kết các thanh xà gồ với nhau.

Rui mè là gì?
Rui mè là gì?

Rui mè đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành một ngôi nhà. Đa số loại vật liệu này được làm bằng gỗ. Tuy nhiên, có nhiều loại gỗ trôi nổi không đáp ứng yêu cầu về chất lượng dẫn đến độ an toàn của ngôi nhà không được đảm bảo. Đó cũng là lý do trên thị trường ngày nay xuất hiện nhiều loại vật liệu mới như thép mạ hợp nhôm kẽm dần thay thế chất liệu gỗ. 

Phân loại rui mè

Rui mè gỗ

Rui mè gỗ chủ yếu được làm bằng gỗ trong xây dựng nhà gỗ. Hệ thống này là một kết cấu nhà gỗ quan trọng làm nên khung xương của ngôi nhà tạo lên phần mái nhà vững chắc. Đồng thời đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ.

Rui mè gỗ
Rui mè gỗ

Kích thước rui mè gỗ

Thanh mè đóng vai trò trong việc đỡ các thanh gỗ đặt song song với nhau và vuông góc với phần dốc của mái. Trong đó, kết cấu của các thanh mè được đỡ bằng thanh rui. Những thanh rui này thường có kích thước lớn hơn để đảm bảo độ chịu lực cho phần mái. 

Chất liệu để làm rui mè phải đảm bảo là gỗ tốt, có thể trường tồn theo thời gian. Do đó, cần lựa chọn kích cỡ dưới đây để có chất liệu tốt nhất:

  • Kích thước rui trung tâm khoảng 600 x 600 mm
  • Thanh mè tối thiểu 50 x 25 mm
  • Khoảng cách từ mè đến rui khoảng 310 đến 343 mm

Giá rui mè gỗ

Tùy theo từng chất liệu gỗ, giá của loại vật liệu này sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng và thi công nhà gỗ. Thường chi phí rui mè được tính tổng với chi phí xây dựng nhà gỗ do không quá lớn.

Rui mè xà gồ thép

Trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ, gỗ dần trở nên khan hiếm. Thay vào đó, các loại rui mè ngày nay thường có kết cấu bằng thép hay hợp kim nhôm. Kết cấu này sẽ giúp cho ngôi nhà trở nên vững chắc, bền bỉ và tính thẩm mỹ cao hơn. 

Rui mè xà gồ thép
Rui mè xà gồ thép

Kích thước rui mè xà gồ thép

So với chất liệu bằng gỗ, rui mè xà gồ thép thường có kết cấu mỏng và nhẹ hơn.

  • Kích thước thanh rui: mỏng, độ dày 10mm, rộng 100mm. Thường chiều dài của các thanh rui được xác định theo mái sau và mái trước của ngôi nhà.
  • Kích thước thanh mè: độ dày giao động 10mm, bản rộng được đặt song song với các thanh hoành. Tuy nhiên, các thanh mè thường được đặt giấy tại các thanh hoành và có khoảng cách thưa hơn.

Ưu điểm rui mè xà gồ thép

So với rui mè gỗ, việc chất liệu xà gồ thép có một số ưu điểm vượt trội như sau: 

  • Tiết kiệm chi phí cho người dùng 
  • Khối lượng nhẹ, độ bền cao, chắc chắn
  • Chất lượng tốt, không bị cong vênh hay vặn xoắn
  • Không bị mối mọt
  • Khả năng chịu nhiệt tốt
  • Tính bảo vệ môi trường cao
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Đa dạng kích thước, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Cách tính khoảng cách rui mè lợp ngói

Để đảm bảo vị trí của rui mè được lắp đặt chính xác và khoảng cách hợp lý, người làm công trình cần tính toán, đo đạc kỹ thuật vị trí lắp đặt và hệ giàn mái để hạn chế tình trạng nhô ra của rui mè ở phần mái hiên. Việc này sẽ khiến gia chủ mất thêm một số chi phí không cần thiết và tốn thời gian chỉnh sửa.

  • Bước 1: Đặt hàng mè đầu tiên phía dưới cùng để khoảng cách giữa thanh mè và tấm diềm mái bên ngoài là 32,5m.
  • Bước 2: Đặt hàng mè trên đỉnh mái. Gắn hai hàng mè trên nóc để khoảng cách giữa 2 hàng mè là 8 cm.
  • Bước 3: Chia đều những khoảng cách còn lại.
Cách tính khoảng cách rui mè lợp ngói
Cách tính khoảng cách rui mè lợp ngói

Để tránh ngôi nhà bị rò rỉ nước, cần tính toán khoảng cách mè hợp lý. Khoảng cách tốt nhất là 31 đến 33cm để việc lắp đặt nhanh chóng, thuận tiện đồng thời tiết kiệm chi phí cho công trình thi công. 

Cách đóng rui mè lợp ngói

Chủ công trình cần sắp xếp để các thanh mè đỡ ngói nằm song song với nhau và vuông góc với phương dốc của mái. Trong quá trình lắp đặt, người thi công cần sắp xếp vị trí lắp đặt rui mè thuộc hệ giàn mái hợp lý. Đồng thời, họ còn phải tính toán vị trí và khoảng cách hợp lý khi lắp đặt.

Cách đóng rui mè lợp ngói
Cách đóng rui mè lợp ngói

Bên cạnh đó, cần phải tính toán các thanh mè có độ cao tương đối. Nếu có số liệu chính xác, quá trình lợp ngói sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đồng thời, việc đo đạc cẩn thận cũng hạn chế tình trạng ứ đọng nước trên phần mái. 

Hai thanh mè trên nóc thường có khoảng cách từ 50 đến 100 mm tùy vào độ dốc của mái. Khi lợp ngói nóc, ngói lót nóc sẽ che phủ hàng ngói chính tạo nên tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Đặc biệt, thanh mè phía sau phải dài gấp đôi so với thanh mè kế bên để hàng ngói cuối không bị chồng lên hàng ngói khác.

Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về rui mè. Hy vọng qua bài viết này, các gia chủ và người thi công sẽ nắm rõ các cách lắp đặt rui mè hợp lý. Đừng quên theo dõi Nhà Gỗ Xứ Đoài để không bỏ lỡ những bài viết mới nhất nhé!