Gỗ xoan có rất nhiều loại khác nhau, trong đó gỗ xoan nhừ tự nhiên hiện nay cũng rất được ưa chuộng. Vậy cụ thể đây là loại gỗ gì? Có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Nhà Gỗ Nguyễn Gia khám phá gỗ xoan nhừ trong bài viết dưới đây.
Gỗ xoan nhừ là gỗ gì?
Gỗ xoan nhừ có nhiều tên gọi khác nhau như: gỗ lát xoan hay xoan trà. Ở các nước khác cũng có tên gọi riêng. Nếu ở Thái Lan sẽ gọi là gỗ Ma-kok, tại Lào gọi là ma kok, koul, kok, tại Campuchia gọi là mokak mokak,…
Cây xoan nhừ
Hãy cùng Nhà Gỗ Nguyễn Gia tìm hiểu về nguồn gốc, phân bổ và đặc tính sinh học của cây xoan nhừ ngay bây giờ.
Nguồn gốc xuất xứ
Cây xoan nhừ có nguồn gốc từ các nước Ấn Độ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể bắt gặp loại cây này tại các nước khu vực Đông Nam Á
Phân bố
Tại Việt Nam, cây xoan nhừ phân bổ rộng rãi trong quần hệ thứ sinh nửa rậm. Mọc nhiều tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia Lai, Daklak,…
Tại khu vực Đông Nam Á mọc nhiều ở các nước như Lào, Campuchia, Malaysia,…và một số tỉnh ở Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông.
Đặc tính sinh học
- Gỗ xoan nhừ thường là cây gỗ lớn, rụng lá trong mùa khô, tán lá rộng và cao khoảng 15 – 20. Đường kính thân cây xoan nhừ khoảng 40 – 60cm hoặc có thể lớn hơn.
- Thân cây khá thẳng, có vỏ dày, màu nâu xám hoặc nâu hồng. Khi trưởng thành sẽ bị nứt dọc và bong thành từng mảnh giống như lát hoa. Thịt vỏ dày 2cm có màu hồng và có nhựa màu xám.
- Quả cây xoan nhừ hình trứng hoặc hình cầu, dài khoảng 2 – 3cm và rộng khoảng 1,5cm. Khi quả chín sẽ có màu vàng nâu và ăn được. Hạt bên trong có 5 lô trên đỉnh và thường mang từ 2 – 4 phôi hữu thụ.
Quả cây xoan nhừ
- Cành non có màu nâu đen hoặc tím, xuất hiện khá nhiều bì khổng màu nâu nhạt.
- Hoa tạp tính và mọc khác gốc. Nếu là hoa đực có màu tím thường mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành dài 4 – 12cm. Đối với hoa cái sẽ mọc một mình ở nách.
Gỗ xoan nhừ thuộc nhóm mấy?
Sau khi tra cứu bảng phân loại gỗ ở Việt Nam cho thấy xoan nhừ được xếp vào nhóm VI. Loại gỗ này có đặc điểm là nhẹ, sức chịu đựng kém, rất dễ bị mối mọt, cong vênh và tương đối chế biến. Cùng nhóm VI sẽ có các loại gỗ khác như: Cây bạch đàn liễu, chiêu liêu, bạch đàn chanh, bạch đàn trắng,…
Gỗ xoan nhừ có tốt không?
Nhìn chung đây là một loại gỗ xoan tốt với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Gỗ xoan đào có vân đẹp, có tính thẩm mỹ cao rất phù hợp sử dụng làm bát, đũa, các đồ mỹ nghệ có giá trị cao và vô cùng bắt mắt.
- Chất liệu gỗ cứng và nhẹ được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất.
- Giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ xoan khác.
Đặc điểm nhận biết gỗ xoan nhừ
Để nhận biết chính xác gỗ từ cây xoan nhừ bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:
- Màu sắc : Gỗ có màu vàng hoặc hồng nhạt, vân gỗ thẳng đẹp.
- Kết cấu : Thân gỗ thô mềm, trọng lượng nhẹ, dễ cưa và gia công. Tuy nhiên rất dễ bị mối mọt xâm nhập.
- Tâm gỗ : dễ bị ố xanh và thường bị mối mọt, sâu đục thân tấn công.
Giá gỗ xoan nhừ
Tại Việt Nam, đây cũng là loại gỗ phổ biến và có giá trị kinh tế thấp hơn so với cây xoan đào. Theo như tham khảo giá, hiện nay 1 m3 gỗ sẽ có giá dao động từ 5 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên mức giá này có thể thay đổi tăng giảm tùy thuộc vào chất lượng, đơn vị cung cấp.
Ứng dụng của gỗ xoan nhừ
Trong lĩnh vực sản xuất nội thất, gỗ từ xoan nhừ rất được ưa chuộng. Loại gỗ này thường được đóng thành các bộ bàn ghế phòng khách, tủ quần áo, bàn trang điểm, giường ngủ,…
Kết luận
Như vậy bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến gỗ xoan nhừ về đặc điểm cũng như tính ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất. Mong rằng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn chính xác khi lựa chọn đồ gỗ trong nhà. Tham khảo các bài viết tiếp theo của Nhà Gỗ Nguyễn Gia để biết thêm nhiều loại gỗ tự nhiên khác.
Xem thêm :