Nhắc đến nhà gỗ người ta thường nghĩ ngay đến mô hình kiến trúc mang đậm nét truyền thống và văn hóa đặc sắc của dân tộc. Mặc dù đã trải qua hàng chục năm nhưng vẫn kiên cố và không có nhiều thay đổi. Vậy kết cấu nhà gỗ có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng Nhà Gỗ Nguyễn Gia tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chi tiết kết cấu nhà gỗ cổ phổ biến hiện nay
Đối với nhà gỗ cổ thường có kết cấu bao gồm 5 bộ phận chính. Bao gồm: cột, xà, kẻ, con tường và mái. Chi tiết từng bộ phận được mô tả như sau:
Hệ thống cột
Hệ thống cột trong kết cấu nhà gỗ có tác dụng chịu nén, chịu lực chủ đạo của cả công trình. Nếu muốn ngôi nhà vững chãi và kiên cố chắc chắn phải có hệ thống cột chịu lực tốt.
Đối với nhà gỗ Việt Nam thường có 3 loại cột chính:
- Cột cái: là cột trụ chính của nhà, số lượng cột có thể là 1 hoặc 2 phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ.
- Cột quân hay còn gọi là cột con: loại cột này có kích thước bé hơn và liên kết với cột cái thông qua các cây xà ngang.
- Cột hiên: dùng để đỡ phần mái hiên được đặt phía ngoài tam cấp.
Xà
Trong kết cấu nhà gỗ, cột và xà là hai bộ phận được nhắc đến nhiều nhất. Tác dụng chính của các xà chính là kết nối các cột lại với nhau tạo thành các mối liên kết bền chặt. Trong khi thi công nhà gỗ sẽ có 5 loại xà chính nằm ở các vị trí khác nhau. Cụ thể:
- Xà thượng: Có tác dụng liên kết các đỉnh cột cái và nằm song song với chiều dài của căn nhà.
- Xà hạ: Có tác dụng liên kết bên dưới đỉnh cột cái. Trong kết cấu nhà gỗ xà hạ sẽ nằm song song với chiều dài của nhà gỗ.
- Xà tử thượng: Có tác dụng liên kết các cột con ở phía bên trên
- Xà ngưỡng: Có tác dụng liên kết và đỡ lấy hệ thống cửa bức bàn.
- Xà hiên: Có tác dụng liên kết các cột hiên tạo thành hệ thống mái hiên vững chắc.
- Thượng lương: Nằm ở vị trí trên đỉnh mái nhà gỗ.
Kẻ
Kẻ được hiểu là các loại dầm được đặt theo phương chéo của góc mái. Vị trí của kẻ truyền với nhau từ hiên đến nóc nhà. Chính vì thế ở nhiều nơi người ta còn gọi nhà gỗ là nhà gỗ kẻ truyền. Dựa vào vị trí đặt và chức năng sẽ có những các loại kẻ khác nhau. Cụ thể:
- Kẻ ngồi : Vị trí nằm trên các quá giang, kích thước ngắn và có chức năng liên kết các cột con nằm trong bộ vì.
- Kẻ hiên : Có chức năng nối các cột hiên và cột con đồng thời hỗ trợ đỡ một phần mái của đầu cột hiên.
- Kẻ lợn : Có kích thước ngắn nhất và thường để trơn không được chạm khắc hoa văn giống như kẻ ngồi. Chức năng của kẻ lợn là gia tăng sự vững chắc và kiên cố cho nhà gỗ.
Con rường
Trong kết cấu nhà gỗ chắc chắn không thể thiếu con rường. Hình dạng của con rường có dạng dầm gỗ hộp và có chức năng chính là đơn hành mái nhà.
Độ dài ngắn của con rường phụ thuộc vào vị trí lắp đặt. Càng lên cao con tường càng ngắn và được chia thành 2 loại chính:
- Con lợn: Còn gọi là rường bụng lợn nằm ở vị trí trên cùng. Phía dưới là lá đề được điêu khắc họa tiết tạo dấu ấn cho căn nhà gỗ.
- Rường cụt: Nằm ở vị trí giữa cột cái, cột quân và nằm chồng lên xà nách.
Mái nhà
Kết cấu nhà gỗ hoàn chỉnh cần đến phần mái nhà bao gồm các bộ phận nhỏ như:
- Hoành: Là các cây dầm lớn nằm ngang theo chiều dài của mái nhà có tác dụng đỡ mái.
- Đui: Được coi là dầm phụ được đặt dọc theo chiều dốc mái và giao với hoành.
- Mè: Là các thanh gỗ mỏng đặt phía trên đui giúp liên kết các đui lại với nhau và nằm song song với hoành.
- Gạch màn: Đặt phía trên mè thường làm bằng đất nung. Hình dáng giống với lá nem có tác dụng đỡ ngói, tạo độ phẳng cho mái và chống nắng tốt.
- Ngói mũi hài: Có thể lợp trực tiếp hoặc qua lớp đất sét đặt trên gạch màn. Phần ngói này cũng được làm từ đất nung giúp chống thấm dột cho căn nhà gỗ.
Một vài cấu kiện khác trong kết cấu nhà gỗ
Ngoài 5 bộ phận chính được kể trên, trong thi công nhà gỗ còn nhắc đến một vài cấu kiện khác như:
- Câu đầu: Là dầm ngang nằm trên cùng và gác lên cột cái. Trên câu đầu thường được viết chữ Hán có ý nghĩa trừ tà, đem lại may mắn. Xung quanh được trang trí họa tiết tinh xảo.
- Then co : Nằm trong phần mái hiên có tác dụng giằng dạ tàu lại với nhau. Thông thường sẽ có 2 then có trong 1 gian nhà, nếu là nhà gỗ 3 gian cần sử dụng đến 6 then co. Tương tự, nhà 5 gian cần đến 10 them co trong kết cấu nhà gỗ.
- Bức nách : Nằm ở vị trí cột cái và cột con. Các bức nách được chạm khắc hoa văn trang trí nhằm tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.
- Đố vỏ măng : Nằm trên xà long và giữa 2 cột cái. Chúng có cấu tạo từ nhiều thanh gỗ chạy dọc theo chiều cao của căn nhà.
Lời kết
Như vậy bài viết đã chia sẻ các nội dung về kết cấu nhà gỗ cổ truyền Việt Nam. Có thể thấy toàn bộ căn nhà được lắp đặt và xây dựng một cách đơn giản nhưng lại có kết cấu cực kỳ bền chặt đến hàng trăm năm. Hãy truy cập vào website của Nhà Gỗ Xứ Đoài để biết thêm nhiều kiến thức về thiết kế và xây dựng nhà gỗ trong các bài viết tiếp theo.