Lễ phạt mộc là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam ta. Đặc biệt, trong việc xây dựng những căn nhà gỗ cổ truyền thì lễ phạt mộc này là một hoạt động không thể thiếu. Vậy lễ phạt mộc là gì? Hãy theo chân Nhà Gỗ Nguyễn Gia tìm hiểu về một số lưu ý liên quan đến phong tục này nhé!

Lễ phạt mộc là gì?

Theo cha ông ta, lễ phạt mộc là một nghi lễ mang tính chất trình báo các vị thần linh, thổ địa và ông tổ nghề mộc trước khi bắt đầu xây dựng nhà gỗ kẻ truyền. Việc thực hiện nghi lễ này trước khi xây dựng ngôi nhà nhằm cầu cho thần linh phù hộ vạn sự may mắn cho gia chủ. 

Lễ phạt mộc là gì?
Lễ phạt mộc là gì?

Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa tâm linh giúp xua đuổi ma quỷ quấy rối trong quá trình làm nhà. Đồng thời phù hộ hoạt động thi công căn nhà suôn sẻ, nhanh chóng và may mắn.

Ý nghĩa của lễ phạt mộc

Các cụ thường có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” quả đúng không sai. Việc thực hiện nghi lễ phạt mộc trước khi đi vào xây dựng luôn đem lại nhiều may mắn cho cả gia chủ lẫn người thi công. 

Nghi lễ này giúp gia chủ có phần yên tâm hơn trước khi đi vào xây dựng căn nhà và tổ ấm của mình. Không những thế, việc thực hiện nghi lễ một cách thành tâm cũng là một cách bảo vệ họ khỏi những sự cố bất trắc. Đồng thời giúp cho quá trình xây dựng và hoàn thiện căn nhà suôn sẻ, thuận lợi và nhanh chóng.

Đối với những người thợ thi công thì việc tổ chức lễ phạt mộc còn là dịp để thông báo với các ông tổ trong nghề rằng đây là công trình, tác phẩm mà họ đã dành tâm huyết, lòng yêu nghề để thực hiện. Cùng từ đó mà quá trình thi công, thiết kế sản phẩm của họ cũng trở nên thuận lợi.

Chuẩn bị lễ phạt mộc

Để có một nghi lễ hoàn thiện, gia chủ cần chọn ngày và giờ đẹp để tổ chức. Để có được câu trả lời tốt nhất thì họ nên tìm đến các thầy để có thể xem về cung – mệnh của gia chủ hợp với ngày nào. Sau đó chọn giờ đẹp nhất để nghi lễ được tổ chức. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số chi tiết khi thực hiện lễ phạt mộc dưới đây:

AI là người làm lễ phạt mộc?

Trong ngày thực hiện lễ phạt mộc, cần có sự góp mặt đầy đủ của cả gia chủ và chủ đơn vị thi công nhà gỗ. Thường người thực hiện nghi lễ này sẽ là người thợ cả. Đây là nhân vật có kinh nghiệm dày dặn nhất cũng như có quyền xin phép các vị thần linh trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà.

Ai là người làm lễ phạt mộc?
Ai là người làm lễ phạt mộc?

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì gia chủ có thể nhờ thờ cúng làm lễ. Theo đó, người thầy này sẽ chuẩn bị một nghi lễ hoàn chỉnh và văn khấn để buổi lễ phạt mộc được diễn ra suôn sẻ.

Làm lễ phạt mộc ở đâu?

Lễ phạt mộc thường được tổ chức tại chính xưởng gỗ. Đây chính là sẽ bắt đầu thi công và xây dựng ngôi nhà. Tại đây họ sẽ chuẩn bị những đồ nghề liên quan để thực hiện nghi lễ trọn vẹn.

Làm lễ phạt mộc ở đâu?
Làm lễ phạt mộc ở đâu?

Mâm cúng lễ phạt mộc

Lễ phạt mộc của một số làng nghề cổ truyền tại Bắc Bộ bao gồm một số lễ vật như: xôi, gà luộc, gạo rượu, hoa quả, nến, hoa, nước, muối,…

Mâm cúng lễ phạt mộc
Mâm cúng lễ phạt mộc

Chọn ngày giờ làm lễ phạt mộc

Đây là một yếu tố quan trọng trước khi tổ chức nghi lễ phạt mộc. Việc chọn ngày giờ phụ thuộc vào cung hạn và số mệnh của gia chủ. Do đó, họ cần phải lựa chọn ngày và giờ đẹp để nghi lễ được tổ chức suôn sẻ và trọn vẹn. 

Trình tự làm lễ phạt mộc

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ nghề cho nghi lễ, thợ cả/thầy cúng bắt đầu đọc văn khấn. Sau đó, họ sẽ thực hiện nghi lễ “bật mực trên sào”. Đây là một hình thức quan trọng để xác định kích ngôi nhà trên tầm gỗ. 

Trình tự làm lễ phạt mộc
Trình tự làm lễ phạt mộc

Tiếp theo, gia chủ ký tên lên sào để những người đời sau biết được ai là chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà. Sau khi cúng xong, thợ cả/thầy cúng cầm rìu chặt ba nhát vào cây gỗ để “làm phép”. Khi nghi lễ phạt mộc hoàn thành thì công trình thi công có thể được bắt đầu.

Văn khấn lễ phạt mộc

Thông thường, người đọc văn khấn trong lễ phạt mộc sẽ là bác thợ cả hoặc người thầy cúng. Họ là người có quyền thông báo với thần linh thổ địa về công trình thi công sắp tới và cầu mong cho các vị thần phù hộ mọi sự như ý. Có thể tham khảo bài thơ Khóa phạt mộc dưới đây của Nhà Gỗ Nguyễn Gia:

“Trường hạ vô sở vi,Khách cư khoá nô bộc.Thanh thần phạn kỳ trường,Trì thủ nhập bạch cốc.Thanh minh tăng điên hậu, Thập lý trảm âm mộc.Nhân kiên tử căn dĩ,Đình ngọ há sơn lộc.Thượng văn đỉnh đỉnh thanh,Công khoá nhật các túc.Thương bì thành tích uỷ,Tố tiết tương chiếu chúc.Tạ nhữ khoa tiểu ly,Đương tài nhược hư trúc.Không hoang bào hùng bi,Nhũ thủ đãi nhân nhục.Bất thị trái cấm tình,Khởi duy can qua khốc.,Xử quý như bạch ốc.Tiêu tiêu lý thể tĩnh,Phong sái bất cảm độc.Hổ huyệt liên lý lưu,Đê phòng cựu phong tục.Bạc chu thương giang ngạn,Cửu khách thuận sở xúc.Xá tây nhai kiệu tráng,Lôi vũ uất hàm súc.Tường vũ tư lũ tu,Suy niên khiếp u độc.Nhĩ tào khinh chấp nhiệt,Vị ngã nhẫn phiền xúc.Thu quang cận thanh sầm,Quý nguyệt đương phiếm cúc.Chấp chi dĩ vi hàn,Cộng cấp tửu nhất hộc”.

Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Nhà Gỗ Nguyễn Gia thì bạn đọc có thể hiểu hơn về nghi lễ phạt mộc cổ truyền của cha ông ta. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm :