Theo phong tục Việt Nam, khi ngôi nhà bước sang giai đoạn đổ mái cuối cùng, gần với việc hoàn thiện cần thực hiện một buổi nghi lễ để mang đến may mắn gọi là lễ cất nóc. Lễ cất nóc nhà là nghi lễ rất quan trọng, thể hiện lòng thành của gia chủ cũng như mong ước những điều tốt đẹp, thuận lợi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nghi lễ quan trọng này.

Lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc là một trong những nghi lễ quan trọng thể hiện truyền thống văn hóa của Việt Nam, được thực hiện khu ngôi nhà, công trình bước sang giai đoạn đổ mái. Lễ cất nóc hay còn được gọi là lễ Thượng Lương, đây là ngày gia chủ thực hiện thao tác gác thanh giữa của nóc nhà.

Hiểu một cách đơn giản, lễ cất nóc là một nghi lễ mà gia chủ muốn báo cáo với Thổ công và Trời đất đã hoàn thành việc xây dựng nhà cửa. Ngày tháng sau này, đây sẽ là nơi an cư lạc nghiệp của gia chủ, là tổ ấm của một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Theo quan niệm xưa, lễ cất nóc khi được thực hiện gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ được ban phước lành, sự bình an, làm ăn phát đạt.

Đối với các công trình kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền có quy mô lớn, chủ đầu tư lại càng coi trọng nghi lễ cất nóc này, bởi họ tin rằng đây sẽ là nơi hái ra tiền, việc làm ăn thuận lợi hơn.

Lễ cất nóc là gì?
Lễ cất nóc là gì?

Ý nghĩa của lễ cất nóc 

Theo quan niệm của người xưa, lễ cất nóc mang ý nghĩa tâm linh, thường được diễn ra với mong muốn mọi việc sau đó sẽ trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn. Một nghi lễ cất nóc diễn ra một cách trang trọng và thành kính sẽ mang lại may mắn, thuận lợi cho gia chủ cũng như những người sống trong ngôi nhà đó. Mọi người đều mong muốn việc cất nóc sẽ giúp cho toàn bộ thành viên trong gia đình sống yên ổn, mạnh khỏe, nhiều tài và nhiều lộc.

Với những công trình, dự án lớn, lễ cất nóc mang ý nghĩa đánh dấu việc hoàn thiện phần thân của dự án. Khi lễ cất nóc diễn ra, các chủ đầu tư đều muốn việc thi công sẽ trở nên thuận lợi hơn, mang đến niềm tin, sự may mắn cho cả chủ đầu tư lẫn khách hàng.

Ý nghĩa của lễ cất nóc 
Ý nghĩa của lễ cất nóc 

Lễ cất nóc cần chuẩn bị những gì?

Khâu chuẩn bị cho lễ cúng cất nóc rất quan trọng đảm bảo phải đầy đủ và không thể thiết sót, giúp nghi lễ diễn ra suôn sẻ thuận lợi hơn, cụ thể bạn cần chuẩn bị những vấn đề sau:

Chọn ngày giờ cất nóc nhà 

Chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ cất nóc là việc rất quan trọng, bạn cần chọn ngày, giờ phù hợp với mệnh cách của gia chủ, nếu không sẽ không mang lại may mắn. Bạn có thể tìm đến các thầy phong thủy, xem tướng số để có thể lựa chọn một ngày thật đẹp cho nghi lễ cất nóc.

Bên cạnh đó, chọn người cất nóc nhà cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới vận may của gia đình. Không phải ai cũng có thể đứng ra thực hiện nghi lễ cất nóc ra, bạn phải lựa chọn người có mệnh cách không kỵ với năm dựng nhà, nếu không sẽ mang đến tài họa khó thường. Để lựa chọn người cất nóc phù hợp, bạn có thể đem ngày sinh bát tự của gia chủ và nhờ thầy phong thủy giúp. 

Sắm lễ vật đồ cúng cất nóc 

Đối với nghi lễ cất nóc, việc chuẩn bị đồ cúng phải thực hiện đầy đủ, bao gồm những đồ lễ sau:

  • 1 con gà, 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng 
  • 1 bát nước, 1 đĩa muối và 1 bát gạo 
  • 1 bộ đinh vàng hoa 
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh gồm quần áo, mũ, hia trong đó tất cả là màu đỏ và kiếm phải màu trắng.
  • Rượu trắng
  • Thuốc lá và chè khô được đóng túi cẩn thận 
  • 5 lễ giấy vàng tiền 
  • 5 oản đỏ 
  • 5 quả cau và 5 lá trầu 
  • Mâm ngũ quả với 5 loại quả khác nhau 
  • 9 bông hồng đỏ 

Bài văn khấn cúng cất nóc 

Thông thường bài văn khấn trong lễ cất nóc sẽ do thầy cũng chuẩn bị, tuy nhiên nếu gia chủ tự thực hiện sẽ mang lòng thành tâm hơn. Cụ thể khi cúng cất nóc, bạn có thể đọc theo bài khấn sau:

“Nam mô a di Đà Phật (3 Lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậy thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy quan Đương niên

Con kính lạy các tôn thần bản xứ

Tín chủ con là:……………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………

Hôm nay là ngày………..tháng………năm………..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo……cất nóc căn nhà ở địa chỉ:……………..ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Định phúc Táo quân.

Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này:

Cúi xin các Ngài, nghe thấy lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiểu chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, các hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)”

Lễ cất nóc cần chuẩn bị những gì?
Lễ cất nóc cần chuẩn bị những gì?

Lưu ý cần biết khi thực hiện lễ cất nóc 

Để tránh gặp những sự cố đáng tiếc xảy ra, khi thực hiện lễ cất nóc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên chọn ngày tốt, giờ tốt để làm lễ cất nóc nhà, bởi theo quan niệm xưa việc chọn được ngày, giờ đẹp sẽ giúp mọi việc được thuận lợi, như ý.
  • Cần chuẩn bị mâm cúng lễ cất nóc nhà đầy đủ theo gợi ý trên hoặc theo phong tục của từng vùng miền bạn đang sống để mang lại may mắn.
  • Lễ cất nóc phải diễn ra trong không khí trang nghiêm, tuyệt đối không được cười đùa làm ảnh hưởng đến nghi lễ, đặc biệt gia chủ phải thể hiện sự thành tâm trong lúc làm lễ.
  • Tránh làm đổ vỡ, xô lệch đồ lễ trong khi làm lễ.
  • Nên mời những người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ cùng tham gia lễ cất nóc.
  • Nên xem dự báo thời tiết để tránh trường hợp làm lễ cất nóc trong điều kiện thời tiết xấu. Nếu dự báo có mưa, bão thì bạn nên chọn một ngày đẹp khác để lễ cất nóc diễn ra suôn sẻ nhất.
Lưu ý cần biết khi thực hiện lễ cất nóc 
Lưu ý cần biết khi thực hiện lễ cất nóc 

Kết luận
Trên đây là những thông tin cần thiết bạn cần biết về lễ cất nóc, một trong những nghi lễ quan trọng liên quan đến nhà ở. Mong rằng với những thông tin do Nhà Gỗ Nguyễn Gia cung cấp, bạn có thể thực hiện một nghi lễ cất nóc chu đáo, tỉ mỉ, mang đến nhiều may mắn.

Xem thêm :